(¯`*•.¸WELCOME TO K2C4 FORUM¸.•*´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

(¯`*•.¸WELCOME TO K2C4 FORUM¸.•*´¯)

TỰ TIN – ĐOÀN KẾT – THÀNH CÔNG

 
Trang ChínhGalleryThông BáoTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 cau chuyen ve thay hieu truong

Go down 
Tác giảThông điệp
snakepine
Intel® Pentium® 4
Intel® Pentium® 4
snakepine


Nam
Tổng số bài gửi : 3
Age : 34
Đến Từ : k2c3
Hobbies : sv
Vi Phạm :
cau chuyen ve thay hieu truong Left_bar_bleue0 / 1000 / 100cau chuyen ve thay hieu truong Right_bar_bleue

Registration date : 16/04/2008

cau chuyen ve thay hieu truong Empty
Bài gửiTiêu đề: cau chuyen ve thay hieu truong   cau chuyen ve thay hieu truong Icon_minitimeThu May 01, 2008 10:49 pm

Tin này bên forum lop tung cac ban xem nghen...
Đây là câu chuyện về thầy hiệu trưởng Hoàng Kiếm .
Tuy hơi dài nhưng cố gắng đọc nha bạn. mình nghĩ sẽ giúp ích cho việc học CNTT của các bạn

Lớp học chuyên toán đầu tiên đã trôi qua một học kỳ nhưng cậu học sinh đỗ thủ khoa năm ấy lại không được vào học. Ngày ngày người ta vẫn thấy cậu bé ấy đi làm thuê, lúc thì cắt nút chai, lúc thì bóc hành bóc tỏi phụ giúp bà ngoại kiếm sống. Nguyên nhân nghe đâu cũng tại cái lý lịch của cậu không được "vở sạch chữ đẹp". May mà có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Tạ Quang Bửu lúc bấy giờ phát hiện và can thiệp kịp thời, cậu bé được tiếp tục đến trường và nay trở thành... GS.TS Khoa học Hoàng Kiếm. Bạn bè trong làng tin học thể hiện sự kính nể với cái tên rất kêu - con người của những đầu tiên.


Một thời không quên
Cái đầu tiên của anh có lẽ bắt đầu từ một sự không may. Tốt nghiệp xuất sắc lớp chuyên toán chương trình phổ thông dù phải vào muộn nửa năm, cậu tiếp tục theo đuổi ngành Toán trừu tượng (đại học Tổng hợp Hà Nội) để thỏa lòng say mê những con số. Đất nước lúc đó vẫn trong chiến tranh, cậu sinh viên này ngồi học mà lòng chẳng yên, cậu quyết định học dồn để được vào quân ngũ sớm, và chỉ trong 3 năm cậu đã hoàn thành chương trình đại học 4 năm. Không như dự đoán, nhà trường khi đó lại không có cơ chế cho sinh viên ra trường sớm, thành thử Kiếm dư ra một năm. Đúng vào năm đó (1969), nhà trường chính thức đào tạo ngành Khoa học máy tính, Kiếm được chọn học bổ sung và cậu miễn cưỡng trở thành một trong những sinh viên ngành máy tính khóa đầu tiên. Nói là miễn cưỡng bởi thời đó người ta quan niệm máy tính như cơ khí, là nghề đục lỗ nên ngành học này không được hưởng ứng, bản thân Kiếm theo học cũng trong thế tiến thoái lưỡng nan. Nhưng càng học cậu ta càng mê, càng bị sức mạnh lan tỏa của chiếc máy tính lôi cuốn dù thời gian học chỉ một năm ngắn ngủi.

Ra trường năm 1970, ước muốn được phân công về một đơn vị giảng dạy hoặc một đơn vị nghiên cứu nào đó phù hợp với chuyên môn nhưng dường như cái sự không may đầu tiên ấy vẫn không chịu buông tha, anh bị đẩy vào ngành địa chất dù lúc đó có 5 công văn của các Bộ ngành khác xin anh về. Rồi không biết cuộc sống đu đưa thế nào, anh lại chuyển sang phụ trách nghiên cứu mảng tin học ứng dụng tại khí tượng thủy văn, rồi nông nghiệp, công nghiệp, an ninh quốc phòng, y tế, thậm chí là âm nhạc. "Đó là quảng thời gian không chỉ cho tôi kiến thức, kinh nghiệm, mà còn dệt nên những mối tình đồng nghiệp thâm giao, điều đó đối với tôi ý nghĩa biết bao " - anh đúc kết.


Xẻ chia tri thức
Năm 1977, Cục máy tính điện tử thành lập, anh bất ngờ khi nhận quyết định chuyển vào Nam công tác với chức vụ đại diện quản lý Cục. Cục máy tính điện tử là cơ quan quản lý, chỉ đạo việc phát triển tin học đầu tiên nước ta. Lúc đó anh chỉ mới 25 tuổi, số tuổi quá ít ỏi để tiếp quản, theo dõi trung tâm điện toán gồm 26 máy tính IBM cỡ bự này (do Mỹ để lại sau ngày thống nhất). Điều này chỉ có thể lý giải bằng hai chữ tín nhiệm. Dấu ấn anh ghi lại trong thời gian làm quản lý nơi đây mà ngày nay giới CNTT ai cũng biết là vụ nổi đình nổi đám quanh chiếc máy vẽ Benson, là công cụ tin học hiện đại bậc nhất thời đó bên Pháp chuyển về và anh là người đầu tiên tiếp quản và lập trình cho chiếc máy vẽ này chạy được. Anh kể: "Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt nghiêm nghị của Cục trưởng Trần Lưu Chương lúc đó (GS.Trần Lưu Chương, một nhà khoa học, nhà soạn thảo chiến lược phát triển tin học Việt Nam), anh ấy bảo tôi: Không cần biết bằng cách nào, trong một tuần cậu phải viết được chương trình để demo cho các lãnh đạo cấp cao xem".

Chưa một lần đụng vào công nghệ mới đến cỡ này, phần cứng còn chưa cảm giác được, làm sao nói đến lập trình? Như một con tàu chỉ biết lao đi để đến đích, cần mẫn nghiên cứu tài liệu suốt bảy ngày đêm, cuối cùng anh cũng hoàn thành đúng giao hẹn. Chương trình anh viết lúc đó là dùng máy vẽ để vẽ một khu vực bản đồ ở Thủ đô Hà Nội. Suốt cuộc đời, anh luôn tâm niệm một điều, dù học hay nghiên cứu cũng phải chia sẻ. Nhận thấy chiếc máy vẽ quá thần kỳ, anh vội vàng soạn tài liệu, viết thêm chương trình và hơn 2.000 cán bộ lúc bấy giờ đã được huấn luyện nắm bắt kỹ thuật lập trình máy vẽ phục vụ công việc đo đạt bản đồ, quy hoạch đất đai. Trong thời gian công tác ở Cục, thêm một cột mốc đầu tiên nữa nhưng vì bí mật an ninh quốc gia nên ít ai biết đến: anh là người đầu tiên tiếp nhận công nghệ tin học viễn thám. Cứ thế, niềm say mê học tập, nghiên cứu như ngấm vào máu, phần lớn thời gian làm quản lý anh bị cuốn vào các cuộc hành trình đi tìm ứng dụng mới. Điều đó thật quý biết bao khi ngày nay một số người được giao cho công việc quản lý lại thường mắc phải căn bệnh quyền hành, bỏ bê, xa rời chuyên môn!

Lý lịch tuy không đẹp nhưng với những thành quả liên tiếp đạt được, cộng thêm tinh thần ham học cũng đủ cho anh một tấm vé thông hành ra biển lớn. Lần này do GS Phan Đình Diệu đề xuất, anh đã trúng tuyển và trở thành người Việt Nam đầu tiên làm cộng tác viên tại Trung tâm thí nghiệm quốc tế về Trí tuệ nhân tạo (ở Tiệp Khắc). Tận dụng môi trường nghiên cứu của phòng thí nghiệm tối đa, ba năm ở nước ngoài, anh không biết một hành trình nào khác hơn ngoài con đường từ nhà đến Viện. Với kỷ luật thép tự áp tải lên mình, rằng bằng mọi cách mỗi ngày phải ghi lại được hai trang bằng tiếng Anh những điều đã làm được trong ngày, mỗi tuần phải viết được một bài báo cáo ngắn. Chính cách học lấy ngắn nuôi dài này, giúp anh hoàn thành dễ dàng 20 công trình nghiên cứu và hoàn thành luôn luận án tiến sĩ tại đây. Huân chương cao quý trao tay, nhưng niềm vui sướng nhất của anh là được Viện trưởng xác nhận mấy dòng chữ anh là nhà khoa học Việt Nam xuất sắc. Hao hao niềm vui sướng của một đứa trẻ khi vô tình nghe được giáo viên chủ nhiệm khen với phụ huynh mình học giỏi.

Ươm mầm tài năng

Cùng với đồng nghiệp phòng Nhận dạng và Trí tuệ nhân tạo
từ trái sang:
- Ngô Quốc Tạo (nay là PSG.TS Viện CNTT)
- Nguyễn Quyền
- Lương Chi Mai (nay là PGS.TS Viện phó Viện CNTT)
- Lê Tự Thành
- Hoàng Kiếm
- Nguyễn Ngọc Kỷ (nay là Thượng tá - Bộ Công an)
- Hồ Tú Bảo (nay là GS tại học viện JAISR, Nhật Bản)


Về nước, Viện Khoa học tính toán và Điều khiển (bây giờ là Viện CNTT) đón anh vào làm. Viện là tập thể các nhóm nghiên cứu tin học mạnh nhất thời đó, dưới sự chỉ đạo của GS Phan Đình Diệu và GS Bạch Hưng Khang. Thêm một cuộc đột phá ngoạn mục, phần mềm Nhận dạng tài liệu do anh xây dựng và phần mềm Hệ chuyên gia do anh Hồ Tú Bảo viết trong thời gian "ăn lương" của Viện là hai phần mềm đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài, được đăng ký bảo hộ ở Pháp, thương mại hóa ở thị trường châu Âu. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, sản phẩm bán được khoảng 100 phiên bản thì ngưng. Có thể đây là bài học thất bại cay đắng đầu tiên của ngành công nghiệp phần mềm mà ngày nay các doanh nghiệp đang phải đối mặt về cách làm phần mềm thương phẩm, đặc biệt là những gì liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Thời gian làm ở Công ty 3C (công ty đầu tiên mở ra trào lưu thành lập các công ty phần mềm sau này) do ông Nguyễn Quang A làm Tổng Giám đốc cũng vun cho anh thêm nhiều kinh nghiệm quý báu mà chính anh đã thừa nhận: "Ấn tượng nhất với tôi là thời làm ở công ty 3C. Anh A là người đại diện cho thế hệ mới, là một nhà khoa học nhưng nhạy bén, mạnh dạn trong tổ chức công việc mà theo tôi trước đó chưa có ai làm được".


Đúng 20 năm sau khi ước muốn làm việc trong môi trường đào tạo không thành, anh nhận lời mời từ đại học Tổng hợp TP HCM và đảm nhiệm vị trí trưởng khoa CNTT đầu tiên tại đây. Không kể hết số lượng sinh viên anh đã đào tạo, nhưng anh là người hướng dẫn cho gần 100 thạc sĩ và 20 tiến sĩ là những con số hoàn toàn đếm được với đầy đủ ý nghĩa kính trọng và tôn vinh. Anh là người đầu tiên đề xuất ứng dụng CNTT vào giảng dạy bậc phổ thông, đại học từ những năm 70 và cũng là người thành lập trường phổ thông năng khiếu đầu tiên ở miền Nam. Giữa lúc mọi người nghi ngờ về hiệu quả của mô hình học qua mạng thì dự án táo bạo Trung tâm đào tạo qua mạng của anh đã bước vào giai đoạn cuối và nở hoa. Sau 5 năm hoạt động, đến nay trung tâm đã chiêu sinh trên 15.000 sinh viên và mấy trăm thạc sĩ chuyên ngành CNTT trong nước và quốc tế. Hiện anh là Hiệu trưởng trường ĐH CNTT TP HCM, là trường đại học duy nhất chỉ đào tạo CNTT đầu tiên ở nước ta.

Cái đầu tiên tiếp theo có thể là gì? Anh không trả lời mà chỉ mỉm cười, ánh mắt nheo lại đôn hậu tiễn chúng tôi ra về.


----
Bằng chất giọng miền Bắc trầm, buồn anh kể cho chúng tôi nghe về cái thời anh và bạn bè đã học thế nào khi cả nước chỉ có một chiếc máy tính...

Đó là chiếc máy tính MINSK-22 kỷ niệm, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã trưởng thành từ nó. Hãy tưởng tượng xem, máy phải chạy suốt 24/24 vì hầu hết các chuyên gia trong nước tập trung về đây để nghiên cứu, tính toán những công trình lớn, đặc biệt ưu tiên cho nghiên cứu về an ninh quốc phòng, chống Mỹ cứu nước, kinh tế, giao thông vận tải... nên thời gian sinh viên chúng tôi thực hành máy rất hiếm, mỗi tuần chỉ được 1 đến 2 tiếng, có khi phải đợi đến 2 giờ sáng mới đến lượt mình và vào thì chỉ kịp chạy 30 phút chương trình là ra ngay để thay phiên người khác. Chúng tôi phải tính toán hết sức tỉ mỉ, chính xác, luôn chuẩn bị sẵn nhiều phương án trước khi vào phòng máy để không phí phạm thời gian. Có lẽ chính thực tế này đã rèn luyện cho chúng tôi tính bền bỉ và phương pháp tư duy sau này.

Học trong sơ tán, ăn uống thì đạm bạc, máy tính cả nước chỉ được một cái, nhưng điều mà cả thầy và trò chúng tôi cảm thấy "đói" hơn cả là tài liệu học tập. Nhắc lại chuyện này, tôi không thể nào quên hình ảnh xúc động của thầy Nguyễn Bá Hào, người thầy đầu tiên biên soạn và đưa chương trình máy tính của Liên Xô vào đại học. Trong những lần đi hội nghị quốc tế, thầy thường vào các thư viện để chép bằng tay những tài liệu khoa học đem về cho chúng tôi có cái để học, để nghiên cứu thêm. Chương trình chúng tôi học lúc đó chỉ vẻn vẹn 4 hoặc 5 chuyên đề, nhưng bù lại, chúng tôi được đi thực tế ở nhiều cơ sở ứng dụng máy tính, vì chúng tôi là những hạt giống máy tính đầu tiên nên đến đâu chúng tôi cũng được tận tình chào đón. Thực tế cho chúng tôi nhiều ý tưởng hay, nó vừa là điểm khởi đầu, vừa là đích đến. Đồ án tốt nghiệp của tôi là kết quả thu thập được sau quãng thời gian tôi thực tập ở Bộ Điện than, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Đường sắt… Ngày viết xong bài toán ứng dụng đầu tay, người tôi ngập tràn hạnh phúc, không phải gió, cũng chẳng là mây, tôi nghĩ khoa học máy tính đang nâng cánh tôi lên.

Lại nói về chiếc máy tính MINSK-22, nó to lắm, ngự hết diện tích cả một tòa nhà 100 m2 vì mỗi linh kiện cơ bản có kích cỡ gần bằng một cái tủ. Bàn điều khiển chứa hàng trăm phím bấm, khi ngồi vào điều khiển chẳng khác gì một nghệ sĩ đang chơi dương cầm. Lần đầu lọt vào phòng máy, cảm giác huyền bí như đang lọt vào mê cung, nhìn mấy anh chị mặc áo trắng toát, bấm phím thoăn thoắt kèm theo những tia chớp xanh đỏ hiện ra đẹp lạ lùng. Bài hát Những tia chớp sáng tạo bắt nguồn cảm hứng từ đó...
Về Đầu Trang Go down
 
cau chuyen ve thay hieu truong
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» cau chuyen ve co be chat sex
» Thầy Lung sẽ thay thầy Truyền dạy môn HĐH
» cuoc thi tim hieu ve chu tich Ton Duc Thang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯`*•.¸WELCOME TO K2C4 FORUM¸.•*´¯) :: (^_^) Thông Tin Lớp K2C4 (^_^) :: Tán Gẫu-
Chuyển đến